Chỉ số đường huyết của thai phụ là bao nhiêu là bình thường? Đây là vấn đề mà các mẹ bầu cần quan tâm để có thể đảm bảo được sức khỏe của bản thân cũng như bé được tốt nhất.
Chỉ số đường huyết của thai phụ là gì?
Đường hay glucose là năng lượng chính cho cơ thể của chúng ta cũng như hệ thần kinh và các tổ chức của não bộ. Chính vì vậy chỉ số đường huyết là mức độ đánh giá nồng độ đường có trong máu. Chỉ số này được xác định bởi đơn vị đo mmol/l hay mg/dl.
Nồng độ glucose trong cơ thể chúng ta sẽ thay đổi liên tục chính vì vậy mà chỉ số đường huyết cũng sẽ được phân ra làm các loại: đường huyết sau ăn 1 giờ, sau khi ăn 2 giờ, đường huyết khi đói, đường huyết bất kỳ và đường huyết thể hiện qua chỉ số HbA1C.
Trong máu chúng ta luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên ở mức cao thì ta gặp phải những bệnh như đái tháo đường, các biến chứng bệnh liên quan tới thận, mạch máu…Vậy nên chỉ số đường huyết chính là thước đo giúp ta xác định được lượng đường tại thời điểm đó là bao nhiêu. Thông qua đó giúp xác định được liệu mức độ đường bản thân có đang ở mức bình thường, có nguy cơ mắc đái tháo đường hay đang bị đái tháo đường.
Chỉ số đo ở người bình thường thì tại các thời điểm cần đảm bảo như sau:
- Đường huyết bất kỳ: 7.8 mmol/l (nhỏ hơn 140mg/dl)
- Đường huyết khi đói: nhỏ hơn 5.6 mmol/l (nhỏ hơn 100mg/dl)
- Đường huyết sau khi ăn: 7.8 mmol/l (nhỏ hơn 140mg/dl)
Chỉ số đường huyết bình thường của thai phụ
Mức đường huyết khi mang thai
Thai phụ thường có nguy cơ cao mắc đái tháo đường thai kỳ. Chính vì vậy ta cần dựa vào các chỉ sổ đường huyết của thai phụ này để xác định việc liệu thai phụ có gặp phải tình trạng này hay không.
Tuy nhiên thì khác với bệnh tiểu đường thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ chỉ xảy ra khi phụ nữ mang bầu và thường sẽ khỏi sau khi sinh em bé. Lý giải cho tình trạng này chính là do cơ thể mẹ không sản sinh đủ lượng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng. Từ đó dẫn tới lượng đường huyết trong cơ thể mẹ cao hơn so với thông thường.
Đối với phụ nữ mang thai thì chỉ số đường huyết được cho bình thường khi ở các mốc sau:
- Đường huyết khi đói: nhỏ hơn 5.1 mmol/l (nhỏ hơn 92mg/dl)
- Đường huyết sau khi ăn 1 giờ: 10 mmol/l (nhỏ hơn 180mg/dl)
- Đường huyết sau khi ăn 2 giờ: 8.3 mmol/l (nhỏ hơn 153mg/dl)
Trong mỗi thời kỳ khác nhau của thai kỳ thì chỉ số đường huyết cũng sẽ giúp chuẩn đoán liệu thai phụ có gặp phải tiểu đường thai kỳ hay không.
Lần khám thai đầu:
– Đường huyết khi đói lớn hơn 7 mmol/l, đường huyết bất kỳ lớn hơn 11.1 mmol/l sẽ được chuẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng
– Đường huyết khi đói ở mức 5,1 đến 7,0mmol/L có nghĩa là thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ
– Trong trường hợp đường huyết khi đói nhỏ hơn 5.1 mmol/l thì thai phụ cần đợi tới khoảng tuần 24 đến 28 của thai kỳ để kiểm tra, chuẩn đoán một lần nữa thông qua liệu pháp dung nạp glucose.
Tuần từ 24 đến 28 của thai kỳ
Thông qua liệu pháp dung nạp glucose thì thai phụ sẽ được chuẩn đoán gặp phải tình trạng đái tháo đường lâm sáng khi đường huyết lúc đói lớn hơn 7 mmol/l.
Và nếu mức độ đường huyết nằm trong các mức chỉ số sau tức là đái tháo đường thai kỳ:
- Đường huyết khi đói lớn hơn 5.1 mmol/l
- Đường huyết sau khi nạp glucose 1 giờ lớn hơn 10 mmol/l.
- Đường huyết sau khi nạp glucose 2 giờ lớn hơn 8.5 mmol/l.
Điều này đồng nghĩa với nếu sau khi kiểm tra mà thai phụ có các thông số trên nhỏ hơn nghĩa là hoàn toàn bình thường.
Đối tượng cần kiểm tra chỉ số đường huyết khi mang thai
Chỉ số đường huyết của thai phụ bình thường sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng cho mẹ và bé
Chỉ số đường huyết của mẹ bầu ở mức bình thường sẽ giúp làm hạn chế đi được phần nào những ảnh hưởng xấu tới mẹ và thai nhi.
Đối với mẹ:
- Giảm nguy cơ chấn thương khu vực lưng, gãy xương hay trật khớp khi bé quá to.
- Nguy cơ tiền sản giật cũng thấp hơn so với những sản phụ mắc đái tháo đường thai kỳ 4 lần.
- Giảm tỷ lệ sẩy thai, thai chết lưu
- Tình trạng băng huyết sau sinh cũng không như những người mắc đái tháo đường thai kỳ.
Đối với thai nhi
- Giảm thiểu nguy cơ dị tật ở thai nhi
- Bé sinh ra cũng không dễ gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì, hay các bệnh về hô hấp, đường huyết.
- Sau khi chào đời trẻ cũng sẽ ít gặp phải những tình huống như bị tụt canxi.
Cách duy trì chỉ số đường huyết của thai phụ ở mức bình thường
- Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
- Tăng cường vận động hợp lý
Vậy là với bài viết trên độc giả đã nắm rõ được chỉ số đường huyết của thai phụ bao nhiêu là bình thường rồi phải không. mong rằng những băn khoăn của bạn đã được giải đáp. Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc về sức khỏe cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 0397717492