152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ 08h00 - 20h00

Dịch vụ y tế chất lượng
Nơi bạn đặt chọn niềm tin

Hotline tư vấn: 0868.868.400

( Làm việc cả t7, CN & Lễ Tết )

Trang chủ » Chuyên khoa sinh sản » Tránh thai » Miếng dán tránh thai giải pháp ngừa thai an toàn hiệu quả siêu cao

Miếng dán tránh thai giải pháp ngừa thai an toàn hiệu quả siêu cao

Nếu không có thời gian chat hãy gọi đến số Hotline: 0868.868.400

  • HOẶC ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI
    Bác Sĩ Sẽ Gọi Lại Cho Bạn!

Miếng dán tránh thai được khá nhiều phụ nữ sử dụng để tránh mang thai ngoài ý muốn, nhưng không phải ai cũng hiểu về cơ chế và những ưu nhược điểm do nó mang lại. Nên sử dụng thế nào để mang lại hiệu quả tránh thai cao là điều chị em luôn quan tâm.

Miếng dán tránh thai hoạt động như thế nào?

Miếng dán tránh thai là gì hoạt động ra sao, miếng dán tránh trhai là một miếng dán nhỏ, mỏng, một mặt dính dán trực tiếp lên da. Chị em nên dán ở vùng mông, bụng, sau lưng hoặc trên bắp tay. 

Cơ chế hoạt động của miếng dán tránh thai là giải phóng hormone nội tiết tố nữ estrogen và progestin, giống với loại mà cơ thể sản sinh ra để ngăn hoặc làm chậm sự rụng trứng. Ngoài ra, nó còn làm thay đổi kết cấu chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn tinh trùng gặp trứng và thụ thai. 

Miếng dán tránh thai giải pháp ngừa thai an toàn hiệu quả siêu bất ngờ

Nếu sử dụng đúng cách, hiệu quả ngăn sự thụ thai lên đến 95%. Tuy nhiên, chị em nên lưu ý sử dụng đều đặn và duy trì liên tục, nếu không vẫn có khả năng mang thai dù tỷ lệ nhỏ. Ngưng dán miếng dán sau 3 chu kỳ kinh nguyệt nếu chị em có ý định mang thai, trứng sẽ rụng trở lại và tử cung ổn định như cũ.

Cách sử dụng và thay miếng dán tránh thai?

  • Trước khi dán, chị em cần làm sạch vị trí định dán. Những vị trí này cần lau khô và không có lông.
  • Xé bao bì và bóc lớp dính, kéo căng và dán lên da. 
  • Lưu ý: tránh chạm tay vào mặt dính: không dán kên vết thương hở hoặc vết trầy xước, không dán lên vú, không sử dụng các sản phẩm trang điểm và dưỡng da lên vùng da cần hoặc đang dán. Nếu dùng sai cách, miếng dán không bám dính, hiệu quả tránh thai giảm. Miếng dán sau không dán đè lên vị trí cũ.
  • Thay miếng dán sau 1 tuần, sử dụng miếng dán đầu tiên vào ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Không sử dụng vào 1 tuần trước khi có hành kinh. Không tháo miếng dán trong bất kỳ trường hợp nào, nó có độ dính đủ để tắm rửa, bơi lội, hoạt động thể thao.

Miếng dán tránh thai có những ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm

Miếng dán tránh thai có những ưu điểm sau

  • Dễ sử dụng, tiện lợi, không cản trở sinh hoạt tình dục và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
  • Giảm mụn trứng cá, làm đẹp da.
  • Điều hòa nội tiết tố, giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, giảm đau nửa đầu trước chu kỳ.
  • Hỗ trợ và làm giảm các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Không cần sử dụng đồng thời các biện pháp tránh thai khác.

Nhược điểm

Dưới đây là một số nhược điểm của phương pháp tránh thai này

  • Không ngăn ngừa được bệnh viêm nhiễm phụ khoa và bệnh xã hội lây qua khi quan hệ tình dục không an toàn.
  • Gây kích ứng với các thành phần trong miến dán, ngữa, nổi mẩn đỏ ở vị trí dán,
  • Ra máu nhưng không phải máu kinh của chu kỳ kinh nguyệt. Điều này không cần quá lo lắng, nó vẫn có tác dụng tránh thai nếu chị em đã sử dụng đúng.
  • Buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, tức ngực, thay đổi tâm trạng. Đây chỉ là tác dụng phụ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ hết khi cơ thể quen với miếng dán.
  • Tác dụng phụ không mong muốn: xuất hiện cục máu đông ở châm, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kiểm tra tiền sử bệnh lý cũng như nguy cơ gặp biến chứng trước khi sử dụng.

Ai có thể sử dụng miếng dán tránh thai?

Trường hợp không được sử dụng:

  • Phụ nữ trên 35 tuổi, mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai, phụ nữ mới sinh con và đang cho con bú dưới 6 tháng.
  • Người mắc bệnh tim mạch, tắc tĩnh mạch, hở van tim, bệnh về phổi, rối loạn đông máu,…
  • Bệnh nhân xơ gan, ung thư gan, suy gan thận.

Những trường hợp cần lưu ý nếu có nhu cầu sử dụng:

  • Sử dụng các loại thuốc có tác dụng chống co giật.
  • Phụ nữ cho con bú từ 6 tháng sau khi sinh hoặc không cho con bú từ 4 tuần sau sinh.
  • Phụ nữ bị rối loạn lipid máu.
  • Bệnh nhân từng mắc ung thư vú, được điều trị và không tái phát trong 5 năm.

Phụ nữ cần lưu ý gì khi sử dụng miếng dán tránh thai?

  • Miếng dán ngoài da, không có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm nhiễm và bệnh xã hội lây qua đường tình dục.
  • Sau khi dán miếng dán đầu tiên vẫn cần sử dụng đồng thời biện pháp khác để để tránh thai hiệu quả. 
  • Không nên sử dụng đồng thời miếng dán và viên uống tránh thai vì 2 biện pháp này đều chứa nội tiết tố.
  • Nếu bị ra máu kéo dài khi chưa đến kỳ kinh nguyệt cần gặp bác sĩ để hỗ trợ.
  • Không được dán lên vú, vị trí da mỏng, nhạy cảm hoặc vùng da bị kích ứng, vết thương hở.
  • Không nên dán miếng dán mới lên vị trí cũ để tránh kích ứng da.
  • Không trang điểm, bôi kem dưỡng hoặc bất kỳ loại kem bôi, phấn lên vùng da cần dán, sẽ làm giảm độ dính và tác dụng của miếng dán.
  • Những người bị bệnh da liễu cần tránh dãn vào vùng da bị tổn thương, tình trạng bệnh sẽ nặng hơn. 
  • Thay miếng dán mỗi tuần 1 lần, sử dụng đủ 3 miếng dán trong 1 chu kỳ kinh nguyệt, không dừng đột ngột hay thay đổi ngày dán.
  • Kiểm tra miếng dán hàng ngày để đảm bảo vẫn còn dính trên da và vẫn còn tác dụng ngừa thai.

Nếu quên dán thì cần làm gì?

Vào ngày đầu tiên của chu kỳ

Quên vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cần dán ngay miếng dán mới khi nhớ ra. Ghi nhớ ngày để thay miếng dán. 

Quên thay miếng dán thử 2 hoặc thứ 3:

– Quên dưới 48 giờ thì có thể dán khi nhớ ra và thay miếng dán tiếp theo đúng như ngày ban đầu, không cần đổi ngày. Miếng dán vẫn còn tác dụng.

– Quên trên 48 giờ: ngưng sử dụng, thay mới bằng liệu trình khác. Nếu có quan hệ tình dục thì cần sử dụng biện pháp tránh thai không chứa nội tiết tố, không dùng viên uống tránh thai.

Quên không tháo miếng dán: tháo ngay và thực hiện liệu trình mới. Nếu lo lắng sự thụ tinh vẫn xảy ra thì nên sử dụng biện pháp tránh thai.

Những thắc mắc thường gặp khi sử dụng miếng dán tránh thai

Có được thay đổi ngày dán miếng dán được không?

Chị em cần thay đúng ngày và sử dụng đúng liệu trình 3 miếng dán mới đảm bảo hiệu quả tránh thai. Sử dụng bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. 

Nếu muốn tiếp tục sử dụng biện pháp này nhưng thay đổi ngày thì chị em nên thay đổi vào tuần thứ 4 khi không dùng miếng dán, không đổi sang ngày quá 7 ngày khi tháo miếng dán cũ.

Âm đạo ra máu bất thường và kéo dài khi đang sử dụng thì có tác dụng tránh thai không?

Rong huyết chỉ là 1 tác dụng phụ của miếng dán khi cơ thể chưa quen với cơ chế hoạt động của nó. Sau vài tháng, tình trạng này sẽ chấm dứt. Vì vậy chị em không cần quá sợ hãi và lo lắng.

Để đảm bảo không mắc các bệnh viêm nhiễm, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày, thay băng vệ sinh 4 giờ 1 lần trong những ngày ra máu.

Nếu máu ra nhiều và kéo dài không hết, khiến tâm trạng lo lắng sợ hãi thì phụ nữ nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục.

Miếng dán bị bong ra tự nhiên thì tác dụng tránh thai có đảm bảo không?

– Bị bong mép bên ngoài hay bong hẳn ra thì tác dụng tránh thai sẽ không hiệu quả như trước. Các hoạt chất không phát huy tác dụng, làm giảm hoặc mất tác dụng tránh thai, chị em dễ mang thai ngoài ý muốn.

– Bị bong dưới 24 giờ có thể dán miếng dán mới ở vị trí cũ hoặc vị trí mới, lưu ý thay đổi ngày dán. Các hoạt chất trong miếng dán vẫn còn tác dụng nên không cần sử dụng biện pháp tránh thai khác. 

– Bị bong trên 24 giờ: ngừng dán và sử dụng liệu trình mới trong kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Nên sử dụng biện pháp phòng tránh khác nếu có quan hệ tình dục.

Ngứa rát, nổi mẩn đỏ do kích ứng tại vị trí dán hoặc xung quanh miếng dán?

Với những phụ nữ bị kích ứng da do da nhạy cảm, lúc này chị em nên bóc hẳn miếng dán và thay đổi vị trí và ghi nhớ ngày. Theo dõi vị trí bị kích ứng và vị trí vừa dán, nếu vẫn bị nổi mẩn đỏ và ngứa rát sau vài lần thay đổi vị trí thì chị em không nên sử dụng biện pháp này. Trường hợp vẫn muốn tiếp tục sử dụng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có loại miếng dán phù hợp.

Không dán quá 1 miếng dán trên cơ thể. Dùng nhiều hơn 1 miếng dán sẽ làm phản tác dụng tránh thai và gây nhiều biến chứng.

Phụ nữ sau sinh có được dùng miếng dán tránh thai không?

Sau khi sinh phụ nữ có thể sử dụng miếng dán để tránh mang thai sớm trong các trường hợp:

– Nếu không cho con bú, em bé sử dụng hoàn toàn sữa ngoài thì có thể sử dụng miếng dán sau 4 tuần vì không được quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng sau sinh nên chưa cần tránh thai.

– Nếu cho con bú thì có thể sử dụng sau 2 tháng. Các hoạt chất trong miếng dán tránh thai sẽ làm giảm tiết sữa và chất lượng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con, vì vậy để an toàn thì nên sử dụng sau 6 tháng kể từ khi sinh và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dừng sử dụng bao lâu thì có thể mang thai lại?

Miếng dán tránh thai ngăn cản sự rụng trứng, chị em cần dùng sử dụng ngay nếu muốn trứng rụng trở lại. Sau 3 chu kỳ kinh nguyệt thì chị em có thể mang thai, lúc này tử cung đã ổn định, chất nhầy trong tử cung và cổ tử cung đủ điều kiện để cho phôi thai phát triển. Để mang thai an toàn, chị em cần đi khám sau khi dừng sử dụng miếng dán để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Miếng dán tránh thai được đánh giá là biện pháp ngừa thai có hiệu quả cao dù có kích thước rất nhỏ. Hơn nữa nó an toàn nếu được sử dụng đúng cách và không ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục. Để tránh gặp những tác dụng phụ của miếng dán và biến chứng nguy hiểm, chị em cần được tư vấn bởi các chuyên gia y tế để lựa chọn biện pháp tránh thai thích hợp.

Tin liên quan

Thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp nên dùng loại nào

Thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp...

Đặt vòng tránh thai có đau không Có tốt không Có thai không

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không, đặt vòng...

Tư vấn Chat Zalo Gọi điện