Chữa bệnh sùi mào gà ở miệng như thế nào để đạt được hiệu quả? Đây là câu hỏi chung của các bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh sùi mào gà ở miệng thông qua bài viết dưới đây.
Bệnh sùi mào gà ở miệng là như thế nào?
Sùi mào gà ở miệng là do virus Human papillomavirus (HPV) gây ra. Đây là một căn bệnh mang tính xã hội và khá phổ biến hiện nay. Dạng bệnh này có thể xuất hiện ở cả nam, nữ và thậm chí là cả ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Sùi mào gà có thể xuất hiện tại bộ phận sinh dục, miệng của người mắc bệnh. Trong đó thì sùi mào gà ở miệng có những nguyên nhân, triệu chứng cũng như tác hại riêng.
Hình ảnh bệnh sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng lây lan chủ yếu qua quan hệ tình dục bằng miệng và tiếp xúc giữa người với người. Các hình ảnh sau sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết nhất về căn bệnh này.
Hình ảnh sùi mào gà ở môi
Khi tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục hoặc miệng với miệng, các phần tử vius HPV trong nước bọt hoặc chất nhầy của người có vi-rút xâm nhập vào người không bị nhiễm bệnh qua vết cắt hở hoặc vết loét ở miệng hoặc cổ họng.
Hình ảnh sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi có thể trông giống như một vết sần trên lưỡi của bạn. Những vết sưng này là mụn cóc không phải ung thư. Bạn có thể chỉ nhận thấy một hoặc một cụm của chúng ở một vài vị trí trên lưỡi.
Hình ảnh sùi mào gà ở lợi
Mặc dù sùi mào gà ở lợi vô hại nhưng đôi khi chúng có thể cản trở đường ăn uống. Nếu bạn thấy chúng gây khó chịu, bác sĩ có thể phẫu thuật cắt bỏ chúng hoặc đông lạnh chúng bằng phương pháp phẫu thuật lạnh .
Hình ảnh sùi mào gà ở cổ họng
Bất kể bạn muốn loại bỏ các nốt sùi mào gà ở họng, tốt nhất là bạn nên đến bác sĩ kiểm tra. Có nhiều biến thể của virus HPV, và một số chúng làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư miệng. Bác sĩ có thể xác nhận xem sự phát triển trên họng của bạn có phải là ung thư hay không bằng cách làm sinh thiết đơn giản .
Nguyên nhân bị sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng phát sinh có thể là do xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Phát sinh quan hệ tình dục không an toàn thông qua đường miệng với người mang mầm bệnh là một nguyên nhân dẫn tới sùi mào gà ở miệng. Hành động này sẽ làm gia tăng nguy cơ virus HPV truyền sang bạn thông qua dịch nhầy. Đặc biệt nguy cơ nhiễm bệnh sẽ càng cao hơn nếu như khu vực miệng có vết thương hở như nhiệt miệng, môi nẻ…
- Sùi mào gà ở miệng cũng có thể lây nhiễm thông qua những nụ hôn. Trong quá trình hôn cả hai sẽ có sự trao đổi nước bọt. Quá trình này có thể khiến bạn nhiễm virus nếu như trong nước bọt có chứa virus HPV.
Đặc biệt là khu vực miệng của bạn có vết thương hở thì loại virus này sẽ càng nhanh chóng có cơ hội thâm nhập vào cơ thể hơn.
- Bàn chải đánh răng, khăn mặt, thìa, cốc… có thể sẽ còn dính chất dịch chứa virus HPV từ người mắc bệnh mặc dù đã được vệ sinh. Vậy nên việc sử dụng chung các loại đồ cá nhân này cũng là một nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà ở miệng.
- Trong trường hợp có vết thương hở trên người, nhất là khu vực miệng thì việc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng là nguyên nhân dẫn tới sùi mào gà ở miệng.
- Bên cạnh đó thì việc mẹ mang mầm bệnh trong khi mang thai cũng sẽ làm cho trẻ có nguy cơ nhiễm sùi mào gà thông qua dịch nước ối. Đồng thời quá trình mẹ sinh thường trong khi mắc sùi mào gà cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sinh ra mắc sùi mào gà ở miệng.
Thời gian ủ bệnh sùi mào gà ở miệng
Thời gian từ khi bị nhiễm virus HPV đến khi phát triển các triệu chứng sùi mào gà ở miệng sẽ từ 2 đến 3 tháng, và từ 1 đến 20 tháng đối với bệnh sùi mào gà ở miệng. Và cũng có thể mất đến 10 năm để nhiễm HPV phát triển thành bệnh ung thư.
Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở miệng
Virus HPV sẽ có khoảng thời gian ủ bệnh khá lâu trong cơ thể từ 3 đến 9 tháng. Sau khoảng thời gian ủ bệnh thì sùi mào gà ở miệng bắt đầu xuất hiện những triệu chứng cụ thể:
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu
- Sùi mào gà ở miệng lúc này sẽ xuất hiện dưới dạng những nốt nhỏ màu đỏ hoặc trắng.
- Chúng nằm rải rác ở các khu vực như: môi, lưỡi, lợi, bên trong má…
- Dấu hiệu này thường khiến nhiều người lầm tưởng với nhiệt miệng từ đó bỏ qua, không thăm khám, điều trị.
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn 2
- Các nốt sẽ lan rộng hơn tới toàn bộ khoang miệng, vòm họng. Thậm chí là mọc lan ra phần xung quanh miệng.
- Thay vì mọc dưới dạng nốt nhỏ li ti như nhiệt lúc trước thì thời điểm này chúng sẽ có sự liên kết với nhau tạo thành các mảng sần nhô lên trên bề mặt da. Chúng có hình dạng như súp lơ hoặc mào gà.
- Những nốt sùi này rất dễ vỡ, gây ra, chảy máu, chảy mủ, lở loét nếu bị tác động.
- Người nhiễm sùi mào gà ở miệng sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Sùi mào gà ở miệng giai đoạn 3
- Đây là thời điểm bệnh trở nặng, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát mỗi khi ăn hoặc nuốt nước bọt kèm tình trạng sưng tấy.
- Khu vực xung quanh miệng, môi, khoang miệng, lưỡi, thậm chí là amidan và cổ họng cũng bị sùi mào gà xâm chiếm.
- Phần cổ họng nếu bị tổn thương thì có thể dẫn tới tình trạng khàn tiếng, hơi thở có mùi hôi khó chịu, thậm chí có thể ho ra máu nếu bệnh nặng.
- Khi đã tới giai đoạn này mà bệnh nhân vẫn không thăm khám, điều trị thì rất có thể bệnh sẽ trở thành mãn tinh hoặc dẫn tới tình huống xấu nhất là ung thư vòm họng.
Do đó nếu phát hiện những triệu chứng trên thì người bệnh cần đến cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện ngay để được thăm khám, tiếp nhận điều trị kịp thời.
Xét nghiệm sùi mào gà ở miệng
Xét nghiệm HPV gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng thường bao gồm việc sử dụng những chiếc gương nhỏ dùng để kiểm tra những vùng khó nhìn thấy của cổ họng, lợi, lưỡi. Tổn thương có thể xuất hiện vùng sâu hơn như ở họng, thanh quản và ở đáy lưỡi. Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể sử dụng ống soi thanh quản linh hoạt hoặc ống soi họng để nhìn sâu hơn vào cổ họng của bệnh nhân và nhìn trực tiếp vào các tổn thương.
Các tổn thương có vẻ đáng ngờ có thể cần được sinh thiết. Sinh thiết là một phương pháp điều trị chẩn đoán, trong đó một số lượng nhỏ tế bào được lấy ra khỏi khối u hoặc tổn thương bằng kim mỏng hoặc kẹp. Sau đó, các tế bào có thể được xem dưới kính hiển vi trong môi trường phòng thí nghiệm, nơi các tế bào được kiểm tra để xem chúng có phải là ung thư hay không. Các mẫu tế bào từ xét nghiệm HPV gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng có thể được kiểm tra ung thư cũng như sự hiện diện của DNA HPV. Nếu một tổn thương là ung thư hoặc xét nghiệm dương tính với HPV DNA, nó có khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị hơn so với tổn thương chứa các tế bào âm tính với HPV.
Sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không?
Câu hỏi này thực sự có hai phần, vì khi đối phó với bệnh sùi mào gà ở miệng, bạn phải xem xét cả nguyên nhân và triệu chứng.
Xem xét nguyên nhân: HPV
Vi rút HPV u nhú ở người là nguyên nhân gây ra sùi mào gà. Vậy, HPV có thể tự khỏi để bạn không bịsùi mào gà nữa không? Trong hầu hết các trường hợp, HPV có thể tự biến mất nhưng có thể mất một khoảng thời gian dài.
Bệnh sùi mào gà ở miệng có tự biến mất không?
Trong hầu hết các trường hợp, sùi mào gà có thể tự khỏi trong vòng hai năm khi không còn vi rút HPV trong người nữa. Tuy nhiên, việc điều trị có thể đẩy nhanh quá trình này và tránh mọi biến chứng hoặc lây lan của sùi mào gà.
Việc điều trị sùi mào gà có thể:
- Tăng tốc độ loại bỏ mụn cóc sinh dục
- Giúp tránh các biến chứng có thể xảy ra hoặc tình trạng tồi tệ hơn
- Giảm đau, ngứa hoặc kích ứng da do mụn cóc gây ra
- Giảm nguy cơ lây lan HPV
- Điều quan trọng cần lưu ý là, nếu cơ thể bạn hết các triệu chứng thực thể của HPV, bạn vẫn có thể mang vi rút.
Cách chữa sùi mào gà ở miệng như thế nào?
Hiện này các chuyên gia cho biết chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn sùi mào gà nói chung cũng như sùi mào gà ở miệng nói riêng. Tuy nhiên vẫn có một số biện pháp điều trị đạt hiệu quả nhất định, giúp thuyên giảm tối đa các triệu chứng của bệnh, có thể kể tới như:
Sử dụng thuốc chữa bệnh sùi mào gà
Các loại thuốc bôi trị sùi mào gà ở miệng:
Có một số loại thuốc dùng để điều trị sùi mào gà mà người bệnh có thể sử dụng như Acid trichloracetic 80%, Imiquimod Cream, Podophyllin 25%… Đây là các loại thuốc bôi vậy nên chỉ được bôi ở những nốt sùi ở môi, xung quanh miệng, không được bôi ở những nốt sùi bên trong khoang miệng.
Người mắc sùi mào gà cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng các loại thuốc cũng như liều lượng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tự ý sử dụng các loại thuốc mà không có sự hướng dẫn có thể phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí làm bệnh trở nặng thêm.
Thuốc tiêm interferon alfa-2B (Intron A, Roferon-A):
Đây là một loại thuốc giúp bổ sung protein (interferon) cho cơ thể. Chúng có ảnh hưởng tới chức năng của tế bào, bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể từ nhiều cách.
Việc sử dụng loại thuốc này sẽ gia tăng khả năng chống lại các loại virus trong đó có virus HPV gây ra sùi mào gà. Lưu ý rằng khi sử dụng interferon alfa-2B để trị sùi mào gà ở miệng thì cần phải dựa trên tình trạng bệnh và điều kiện sức khỏe bản thân. Liều lượng, cách sử dụng ra sao cần có sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý sử dụng
Các biện pháp ngoại khoa điều trị sùi mào gà ở miệng
Đây là các phương pháp thường được bác sĩ lựa chọn để điều trị sùi mào gà lớn hay phần sùi mào gà trong cơ thể, trong khoang miệng.
Phương pháp áp lạnh với nito lỏng:
Đây là phương pháp dùng cacbondioxit đông lạnh hoặc nito lỏng tác động lên khu vực nhiễm bệnh. Phương pháp này thích hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ và đặc biệt là không để lại sẹo cho người bệnh.
Loại bỏ sùi mào gà ở miệng bằng dao mổ điện
Biện pháp này triệt tiêu các vết sùi bằng cách đốt nóng chúng. Tuy nhiên việc đốt nóng này sẽ khiến sau khi hồi phục sẽ để lại sẹo trên da bệnh nhân.
Sử dụng laser
Đối với những vết sùi to và nằm trên diện rộng thì điều trị bằng laser sẽ thường được bác sĩ lựa chọn cho phác đồ điều trị. Đây là một cách chữa sùi mào gà ở miệng đạt hiệu quả khá triệt để tuy nhiên quá trình hồi phục lâu, dễ để lại sẹo.
Phương pháp ALA – PDT
Chữa sùi mào gà ở miệng như thế nào là hiệu quả nhất? Để trả lời cho câu hỏi này thì có thể đề cập tới phương pháp ALA – PDT.
ALA – PDT là phương pháp dùng chất cảm quang đặc biệt để kích hoạt phản ứng quảng động giúp sản sinh ra oxy hoạt lực. Loại chất này sẽ có tác dụng tiêu diệt các u nhú, nốt sùi mào gà ở miệng một cách đáng kể.
Bên cạnh đó phương pháp này còn có một số đặc điểm nổi trội khác khi so sánh với các biện pháp điều trị sùi mào gà ở miệng như:
- Độ an toàn của phương pháp này cao hơn bởi chúng chỉ tập trung triệt tiêu các vết sùi, gần như không gây tổn thương tới các phần mô lành xung quanh.
- Tiêu diệt virus một cách triệt để nhất đồng thời ức chế virus, phần nào hạn chế được khả năng tái phát sùi mào gà ở miệng.
- Thời gian tiến hành điều trị của phương pháp này tương đối nhanh.
Cách chữa sùi mào gà ở miệng tại nhà
Không có một phác đồ điều trị tiêu chuẩn nào cho bệnh sùi mào gà ở miệng. Nhưng đây là một vài biện pháp điều trị tại nhà hiệu quả mà chắc chắn sẽ giúp bạn giảm triệu chứng đau đớn gây ra bởi sùi mào gà ở miệng.
Bệnh sùi mào gà ở miệng do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra . Đây là một tình trạng rất phổ biến và không có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh này, nhưng bạn có thể điều trị các triệu chứng của nó. Virus gây bệnh sùi mào gà có thể nằm im trong cơ thể bạn trong một thời gian dài.
Vì vậy, ngay cả khi bạn điều trị mụn cóc và loại bỏ chúng, chúng có thể quay trở lại vào một ngày nào đó trong tương lai. Nhưng vắc xin HPV có thể bảo vệ bạn chống lại tình trạng này. Theo các chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Boston, vắc-xin vi rút u nhú ở người (HPV) hai liều cung cấp mức độ bảo vệ chống lại sùi mào gà ở miệng tương đương với ba liều, khi được tiêm theo chỉ dẫn.
Một nghiên cứu khác tại Tạp chí Da liễu Lâm sàng và Thẩm mỹ nói rằng không có một phương pháp điều trị tiêu chuẩn nào cho bệnh sùi mào gà. Các bác sĩ khác nhau có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để điều trị tình trạng này tùy thuộc vào từng loại mụn cóc hoặc thời gian bạn bị mụn cóc. Các phương pháp điều trị rất đa dạng, có thể từ dùng thuốc để “đóng băng” mụn cóc đến cắt bỏ hoặc loại bỏ chúng bằng tia laser. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bạn có thể thử.
Dầu Cây Tràm Trà
Đây là một trong những phương pháp điều trị sùi mào gà tại nhà tốt nhất. Chỉ cần thoa một giọt dầu cây trà đã pha loãng và thoa trực tiếp lên nốt mụn cóc. Nhưng một số người bị dị ứng với loại tinh dầu này. Vì vậy, hãy kiểm tra dị ứng trước. Khi bạn thoa dầu này, bạn có thể bị bỏng hoặc viêm. Nhưng điều này là bình thường. Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu tình trạng viêm quá nặng. Bạn cũng không nên dùng dầu cây tràm cho vị trí mụn cóc bên trong miệng mà chỉ sử dụng ở bên ngoài.
Giấm Táo
Axit trong giấm táo tiêu diệt vi rút gây mụn cóc sinh dục. Chỉ cần ngâm một miếng bông vào giấm táo và thoa lên mụn cóc. Hãy chắc chắn mua loại giấm này từ một nguồn đáng tin cậy để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm chính hãng.
Chiết Xuất Trà Xanh
Chiết xuất của trà xanh có thể được sử dụng trong điều trị sùi mào gà ở miệng. Chỉ cần thêm dầu dừa vào chiết xuất và thoa trực tiếp lên mụn cóc. Bạn cần làm điều này thường xuyên trong vài ngày để đạt được kết quả. Đây là một lựa chọn điều trị tương đối an toàn mà hầu như không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Chế Độ Ăn Uống Phù Hợp
Các loại rau như bắp cải, bông cải xanh, súp lơ, cải Brussels và cải xoăn có chứa Indole-3-carbinol (I3C) cũng giúp thoát khỏi tình trạng bệnh sùi mào gà ở miệng. Vì vậy, hãy thử sử dụng những loại rau này trong tất cả các bữa ăn của bạn.
Tỏi
Đặc tính chữa bệnh của tỏi đã được nhiều người biết đến. Nhiều liệu pháp chữa bệnh truyền thống sử dụng gia vị này để điều trị một số bệnh. Bạn có thể thoa chiết xuất tỏi lên mụn cóc để làm sạch mụn. Chỉ cần nghiền nát tỏi và thoa nước ép trực tiếp lên mụn cóc. Bạn cũng có thể nghiền nát và trộn tỏi với một ít dầu, chẳng hạn như dầu dừa, và bôi hỗn hợp này lên mụn cóc bằng một miếng bông gòn. Làm điều này hàng ngày cho đến khi mụn cóc biến mất.
Các biện pháp phòng ngừa sùi mào gà
Sùi mào gà ở miệng là một căn bệnh gây ra những ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống của người bệnh. Vậy nên để đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân cũng như người xung quanh thì việc nắm vững những biện pháp phòng ngừa cũng là một điều cần thiết. Các biện pháp phòng tránh sùi mào gà có thể kể tới như:
- Quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và đối phương. Nhất là đối với người có quan hệ tình dục phức tạp, gái mại dâm…
- Tuyệt đối không quan hệ tình dục khi có vết thương hở.
- Không sử dụng chung các vật dụng như khăn mặt, bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cao râu…
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đúng cách.
- Tiêm vacxin phòng HPV để ngăn ngừa, phòng tránh sùi mào gà.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo tình trạng sức khỏe.
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể nghi ngờ là sùi mào gà thì cần đến cơ sở khám bệnh, bệnh viện để thăm khám. Việc xác định sớm tình trạng bệnh sẽ gia tăng hiệu quả trong việc điều trị.
Chắc hẳn thông qua bài viết này bạn đã nắm được cách chữa sùi mào gà ở miệng như thế nào cũng như dấu hiệu nguyên nhân của bệnh sùi mào gà ở miệng. Hi vọng rằng với các thông tin bổ ích trên sẽ giúp bạn bảo vệ được sức khỏe tốt hơn. Nếu bạn có thắc mắc về sức khỏe cần được giải đáp, hãy liên hệ với bác sĩ [TẠI ĐÂY] hoặc gọi tới HOTLINE 0397717492.