152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ 08h00 - 20h00

Dịch vụ y tế chất lượng
Nơi bạn đặt chọn niềm tin

Hotline tư vấn: 0868.868.400

( Làm việc cả t7, CN & Lễ Tết )

Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Ký sinh trùng vùng kín và những điều cần biết

Ký sinh trùng vùng kín và những điều cần biết

Nếu không có thời gian chat hãy gọi đến số Hotline: 0868.868.400

  • HOẶC ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI
    Bác Sĩ Sẽ Gọi Lại Cho Bạn!

Nhiễm ký sinh trùng là vấn đề mà mọi đối tượng đều có thể gặp lại, bất kể lứa tuổi nào. Các chuyên gia cho biết, nhiều loài ký sinh trùng khác nhau có thể gây bệnh cho con người như bệnh giun, bệnh sán dây, sốt rét,… một số bệnh nguy hiểm và có thể tử vong. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin có trong bài viết dưới đây. 

Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là sinh vật sống nhờ, sống bám vào vật chủ như con người, động vật, thực vật. Nó cực kỳ nhỏ so với vật chủ, sống dựa vào chất dinh dưỡng vì vậy nó sẽ không giết chết vật chủ mà chỉ truyền bệnh. Chúng có thể ký sinh trên cơ thể vật chủ bằng nhiều hình thực khác nhau;

  • Ký sinh hoàn toàn, bắt buộc phải sống suốt đời trong cơ thể vật chủ: giun đũa, giun móc, giun kim,…
  • Ký sinh không hoàn toàn hay còn gọi là ký sinh tạm thòi. lúc tự do không ký sinh thì sinh côn trùng hút máu: muỗi,…
  • Nội ký sinh: sống bên trong vật chủ như sán dây, sán lá gan,…
  • Ngoại ký sinh: sống trên da, dưới da như rận, chấy,…
  • Sống ký sinh ở một cơ thể nhất định, không di chuyển sang vị trí khác hoặc có thể di chuyển và phát triển trên nhiều vật chủ.

Đặc điểm dễ nhận biết của ký sinh trùng

ký sinh trùng những điều cần biết và cách phòng ngừa

Đặc điểm hình thể

Ký sinh trùng dạng tế bào: không thuần nhất, có thể tương đối tròn (amip), hình cái thìa hoặc hình thoi (trùng roi).

Các loại ký sinh trùng lớn hơn có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Chúng có thể có nhiều cơ quan để thay đổi, thích nghi với môi trường sống. 

Cấu tạo cơ quan và kích thước

Kích thước của ký sinh trùng không giống nhau ở mỗi loài và thay đổi theo từng giai đoạn sống. Có thể khác nhau ở mỗi cơ thể vật chủ.

Do sống theo hình thức ăn bám, một số cơ quan bị tiêu biến để thích hợp với môi trường sống. Ví dụ như giun, sán đều không có cơ quan vận đông và hệ tiêu hóa hoàn chỉnh vì nó sống trong môi trường có sẵn nguồn thức ăn.

Mặc khác, một số cơ quan lại phát triển tối đa để thực hiện nhiệm vuk bám vào vật chủ, sinh sản dễ dàng, chiếm chất dinh dưỡng.

Về sinh sản

Ký sinh trùng có thể sinh sản bằng nhiều hình thức như: sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính, sinh sản đa phôi hoặc phôi tử sinh. Yếu tố quyết định hình thức và số lượng sinh sản chính là môi trường sống và lượng thức ăn.

Môi trường tồn tại của ký sinh trùng

Môi trường sống thích hợp nhất của ký sinh trùng là môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo đáp ứng được nhiệt độ, độ ẩm, độ pH,… thích hợp với mỗi loài. Môi trường tự nhiên thường có nhiều thay đổi nên ký sinh trùng buộc phải biến đổi để thích nghi, còn môi trường nhân tạo thì ít thay đổi hơn.

Để sinh trưởng tốt, ký sinh trùng có có mối quan hệ với các sinh vật khác trong cơ thể vật chủ và môi trường

Điều kiện môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng để sinh sản và vòng đời của ký sinh trùng như vị trí địa lý, độ ẩm, nhiệt độ môi trường,… Đây cũng là yếu tố quyết định của loại ký sinh trùng, mật độ và mức độ lây lan của chúng.

Hoạt động, sinh sống của ký sinh trùng

Hình thức sinh sản

Sinh sản hữu tính: con đực giao phối với con cái (các loại giun) hoặc một số loài lưỡng tính có thể tự giao phối và sinh sản (các loại sán).

Sinh sản vô tính: không cần giao phối, sinh sẳn bằng cách nhân đôi tế bào (amip, trùng roi, ký sinh trùng sốt rét,…).

Sinh sản đa phôi: trứng có được sau khi giao phối sẽ nở ra ấu trùng, phát triển thành nang ấu trùng. Trong nang ấu trùng có nhiều ấu trùng thứ 2, tiếp tục phát triển ra ấu trùng thứ 3 (thường thấy ở sán). Khi gặp vật chủ thích hợp, ấu trùng thứ 3 sẽ ký sinh và phát triển.

Một số loài sán khác có thể sinh sản dưới hình thức đa phôi

Sự phát triển

Ký sinh trùng có thể sống theo nhiều chu ký khác nhau:

  • Chu kỳ người←→ngoại giới:

ký sinh trùng ở vật chủ, sinh sản ra trứng, trứng phát triển ở môi trường bên ngoài thành các ấu trùng. Sau đó ấu trùng này sẽ tiếp tục ký sinh khi gặp vật chủ mới.

  • Chu kỳ người → ngoại giới → vật chủ trung gian → người:

Chúng sẽ đi ra khỏi cơ thể vật chủ, phát triển ngoài môi trường, ký sinh vào một loại sinh vật trung gian và ký sinh vào vật chủ mới khi ăn hoặc tiếp xúc với sinh vật trung gian.

  • Chu kỳ người → ngoại giới → vật chủ trung gian → ngoại giới → người:

Tương tự như chu kỳ trên nhưng ấu trùng sẽ rời khỏi sinh vật trung gian và phát triển ở môi trường, sau đó trực tiếp xâm nhập vào vật chủ.

  • Chu kỳ người → vật chủ trung gian → người:

Ấu trùng giun chỉ bạch huyết lây truyền ở cơ thể người lây truyền qua sinh vật trung gian là muỗi.

  • Chu kỳ người ←→ người:

Ký sinh trùng lây truyền trực tiếp qua cơ thể người như trùng roi âm đạo, ghẻ,… có thể lây truyền khi giao hợp.

Ký sinh trung dễ dàng gây những bệnh gì?

Bệnh sán lá gan

Đây là bệnh khá để gặp ở người. Người mắc bệnh qua đường tiêu hóa khi ăn thức ăn, uống nước có ấu trùng sán. 

Bệnh sán lá gan khiến người bệnh suy giảm chức năng gan, xơ hóa, thoái hóa, lâu dần dẫn đến ung thư gan. Người bệnh sẽ có triệu chứng: đau vùng gan, chán ăn, gặp các vẫn đề về tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón, ho, khó thở, sốt rét bất thường,… Một số người sẽ có tính trạng thiếu máu, da xanh xao, dị ứng.

Bệnh cầu trùng

Bệnh ảnh hưởng đến đường ruột và hệ tiêu hóa, chúng có thể ký sinh trên người, chó, mèo nhưng không thể lây nhiễm qua nhau. 

Bệnh Amip

Bệnh ảnh hưởng đến đường ruột. Ký sinh trùng amip sống ở môi trường khí hậu nhiệt đới, lây truyền khi người ăn thức ăn hoặc nước uống có chứa trứng hoặc ấu trùng.

Viêm gan

Ảnh hưởng đến ruột non do người ăn phải thức ăn nước uống chưa phân có u nang của ký sinh trùng.

Giun đầu gai

Ký sinh trùng giun đầu gai thường ký sinh ở chó, mèo, chim, cá và động vật lưỡng cư. Chúng có thể di chuyển và gây ra hiện tượng phồng dưới da. Con người khi ăn thực phẩm có ký sinh trùng sẽ bị lây nhiễm, gây ra tình trạng mệ mỏi, nổi mề đay, sốt, suy nhược cơ thể, chán ăn, nôn. 

Bệnh làm xuất hiện các khối u dưới da, có thể di chuyển, đau ngứa. Nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đế não, hệ thần kinh và các chi.

Sán dây

Sán dây lây truyền khi con người ăn các thực phẩm sống, chưa nấu chín kỹ có ấu trùng sán như thịt heo, bò, các loại rau sống chưa rửa sạch. Đặc biệt là người có thói quen ăn đồ tái rất dễ nhiễm bệnh.

Người mắc bệnh có các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, mệt mói, có thể bị tắc ruột.

Giun đũa, giun kim

Giun đũa, giun kim xâm nhập vào cơ thể người khi ăn thực phẩm chưa ấu trùng giun, chúng ký sinh trong đường tiêu hóa của vật chủ. Các triệu chứng thường gặp là chán ăn, đau bụng, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, khó ngủ, ngủ nghiến răng, hay cáu gắt.

Biến chứng là bệnh viêm phổi, viêm ruột thừa, thủng ruột, lên cơn co giật. Giun kim đi lạc có thể gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục và rối loạn kinh nguyệt ở nữ.

Ký sinh trùng sốt rét

Loài ký sinh trùng này lây nhiễm thông qua sinh vật trung gian là muỗi, xâm nhập vào cơ thể người qua nốt muỗi đốt. Ký sinh trùng sống ký sinh ở gan hoặc hồng cầu, gây ra các cơn sốt rét theo chu kỳ, thiếu máu, gan và lá lách to bất thường.

Viêm màng não

Bệnh do ký sinh trùng amip gây nên, nó ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây tử vong trong vòng 18 ngày nếu không được điều trị. Nó lây truyền qua nước bị ô nhiễm nhưng không phải nước uống.

Nhiễm trùng máu

Bệnh lẫy nhiễm khi con người ăn thực phẩm sống hoặc thực phẩm nhiễm phân mèo, thường gặp ở những người cò hệ miễn dịch kém hoặc lây truyền khi mang thai. Bệnh ảnh hưởng đến máu, tim, não, gan, mắt.

Các bệnh về da

Ký sinh trùng sống trên bề mặt da hoặc dưới da như: chấy, rệp, rận mu, ghẻ,… có thể lây qua nhiều hình thức như: tiếp xúc với đồ vật có ký sinh trùng, tiếp xúc với da, quan hệ tình dục,…

Con đường lây nhiễm cơ bản của ký sinh trùng

Nguồn nước

Nguồn nước ô nhiễm chứa ấu trùng trùng roi, amip hoặc chúng ký sinh trong cá, cua, tôm, sinh vật lưỡng cư và xâm nhập vào cơ thể người khi tiếp xúc với nguồn nước bẩn.

Lây nhiễm chéo

Chủ yếu lây lan khi tiếp xúc qua da, đồ vật hoặc quan hệ tình dục.

Động vật

Một số loại ký sinh trùng sống trên cơ thể động vật, lây lan vào cơ thể người khi ôm hôn, vuốt ve hoặc tiếp xúc với phân của chúng.

Thực phẩm

Các loại thịt, hải sản, rau sống,… đều có chưa ấu trùng ký sinh trùng. Không vệ sinh sạch hoặc không nấu chín sẽ khiến ấu trùng di chuyển và ký sinh trong cơ thể người.

Du lịch

Một số loài ký sinh trùng chỉ có ở một quốc gia hay một khu vựa nhất định, du khách từ các địa phương này có thể mang theo ký sinh trùng tới hoặc người đến du lịch sẽ mang theo ký sinh trùng về nhà.

Bệnh do ký sinh trùng có điều trị được không? Điều trị bằng cách nào?

Bệnh do các loài ký sinh trùng gây nên có thể chữa trị bằng các loại thuốc đặc trị ký sinh trùng. Tùy vào loại ký sinh trùng và mức độ mắc bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc và liều dùng thích hợp với mỗi người bệnh. 

Để điều trị đạt hiệu quả, người bệnh nên đế khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định loại ký sinh trùng gây bệnh. 

Cách phòng tránh bệnh liên quan đến ký sinh trùng

  • Sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
  • Chăm sóc, tắm rửa thú cưng, tẩy giun và ký sinh trùng trên da, lông thường xuyên.
  • Rửa tay khi chế biến thức ăn, trước và sau khi ăn. Biện pháp này khá đơn gian nhưng có hiệu quả cả. 
  • Có đời sống tình dục an toàn, lành mạnh.
  • Sử dụng thực phẩm và nguồn nước sạch, nấu chín thực phẩm, hạn chế đồ ăn sống và đồ ăn tái.

Lời khuyên của bác sĩ 

  • Người nhiễm bệnh cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị ngay khi có các triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, nôn mửa. đau bụng, đau vùng gan, sốt, chóng mặt, có vấn đề về hệ tiêu hóa,…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Để phòng ngừa lây bệnh khi đi du lịch, hãy liên hệ với các cơ quan y tế dự phòng để được hướng dẫn. 
  • Duy trì thói quen tập thể dục để nâng cao hệ miễn dịch.

Bệnh do ký sinh trùng gây ra rất phổ biến, bất kể ai cũng sẽ mắc ở 1 thời điểm nhất định trong đời. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tẩy giun theo hướng dẫn để hạn chế sự sinh sản và phát triển của ký sinh trùng. Ngay khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh, đừng chủ quan, hãy thăm khám ngay để được điều trị kịp thời.

Tin liên quan

tieu rat o nu gioi

Tiểu rắt tiểu buốt tiểu nhiều lần ra máu là bệnh gì phải làm sao để chữa

Chứng bệnh tiểu rắt tiểu nhiều lần ban đêm hay tiểu...

Viêm bàng quang là gì viêm bàng quang cấp ở nữ và nam giới phải làm sao

Viêm bàng quang là gì viêm bàng quang cấp ở nữ giới và...

Tại sao con trai thích con gái còn trinh?

Tại sao con trai thích con gái còn trinh? Trinh tiết thật...

Thuốc lá điện tử: “Có khói mà không có lửa” Nguy hiểm biết bao

thực tế, từng có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra...

Phụ nữ ra dịch màu trắng đục sau khi quan hệ phải làm sao?

Phụ nữ ra dịch màu trắng đục sau khi quan hệ phải...

Tư vấn Chat Zalo Gọi điện