152 Xã Đàn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ 08h00 - 20h00

Dịch vụ y tế chất lượng
Nơi bạn đặt chọn niềm tin

Hotline tư vấn: 0868.868.400

( Làm việc cả t7, CN & Lễ Tết )

Trang chủ » Cẩm nang sức khỏe » Tiểu rắt tiểu buốt tiểu nhiều lần ra máu là bệnh gì phải làm sao để chữa

Tiểu rắt tiểu buốt tiểu nhiều lần ra máu là bệnh gì phải làm sao để chữa

Nếu không có thời gian chat hãy gọi đến số Hotline: 0868.868.400

  • HOẶC ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI
    Bác Sĩ Sẽ Gọi Lại Cho Bạn!

Tiểu rắt là tình trạng gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trong đó, “tiểu rắt dẫn đến viêm đường tiết niệu” là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt (hay đái dắt) là khái niệm để diễn tả tình trạng đi tiểu thường xuyên. Người bị tiểu rắt thường có lượng nước tiểu mỗi lần rất ít, thậm chí cảm thấy buồn tiểu nhưng khi tiểu lại không ra giọt nào.

Tiểu rắt tiểu buốt tiểu nhiều lần ra máu là triệu chứng của bệnh gì

Người bị mắc phải tình trạng tiểu rắt luôn cảm thấy muốn đi tiểu, có khi vừa tiểu tiểu xong lại buồn tiểu tiếp. Vì thế, tiểu rắt ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Tiểu rắt dẫn đến viêm đường tiết niệu?

Tiểu rắt không đơn giản chỉ là hiện tượng đi tiểu nhiều mà đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý, phổ biến trong đó có bệnh viêm đường tiết niệu. Đặc biệt tiểu buốt tiểu rắt ra máu còn có thể là triệu chứng của những bệnh nam khoa nguy hiểm rất có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và lan vào bàng quang, gây ra các hiện tượng khó tiểu, tiểu rắt ban đêm.

Thông thường, khi bàng quang dung nạp được khoảng 250 – 350 ml nước tiểu nó sẽ kích thích đến các cơ co thắt ở bàng quang nhằm tống đẩy nước tiểu ra ngoài theo đường niệu đạo. 

Tuy nhiên, khi vi khuẩn phát triển trong hệ tiết niệu, chúng sẽ liên tục kích thích đến các cơ co thắt mà dẫn đến cảm giác buồn tiểu liên tục, gây ra hiện tượng đái rắt.

Bên cạnh hiện tượng tiểu rắt tiểu buốt, bệnh viêm đường tiết niệu còn gây ra các triệu chứng mà bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Khi tiểu có cảm giác đau buốt.
  • Nước tiểu đục, có lẫn mù hoặc máu, mùi nồng.
  • Đau nhức vùng hông lưng.
  • Có biểu hiện sốt cao, rét run từng cơn, môi khô, mặt hốc hác.

Mặt khác, đái rắt không chỉ là triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu mà các bệnh lý khác cũng dẫn đến tình trạng này có thể kể đến bao gồm bệnh tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ,… Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ra hiện tượng tiểu rắt.

Tiểu rắt thường xuất hiện ở nam hay nữ

Tiểu rắt ở nữ giới

Tiểu rắt ở nữ giới gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, bàng quang do bị kích thích nhiều lần liên tục.
Bệnh tiểu rắt thường kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt (nóng rát, đau buốt khi đi tiểu), tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục.
Tiểu rắt ở nữ giới đến từ nhiều nguyên nhân thường là do Nhiễm trùng đường tiểu dưới, Viêm bàng quang, Mang thai, Quan hệ tình dục không an toàn, Do dị ứng với các chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh,…
Tiểu rắt ở nữ giới nếu do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra, cùng nhiều dấu hiệu bất thường khí hư, đau buốt hoặc tái đi tái lại nhiều lần thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị hiệu quả tốt nhất. Bệnh nhân không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán, tự điều trị khi không biết chính xác nguyên nhân gây tiểu rắt.

Tiểu rắt ở nam giới

Khi bị tiểu rắt ở nam giới triệu chứng thường gặp như tiểu đau buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt ra máu tia nước tiểu bị tắt đột ngột, dù cố tiểu nhưng nước ra rất ít và khó khăn, mỗi lần tiểu rất mất thời gian có thể lên đến 10-30 phút rất khổ sở.

Nguyên nhân tiểu rắt ở nam giới có thể đến từ Nhiễm trùng đường tiểu, U xơ tuyến tiền liệt, Sỏi thận, Ung thư bàng quang, Ung thư tuyến tiền liệt,…

Chính vì thế, khi có dấu hiệu đái rắt xuất hiện nhiều ngày liên tiếp, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa xác định xem bản thân có đang bị viêm đường tiết niệu hay không để từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.

Các biện pháp điều trị tiểu rắt an toàn hiệu quả

Khi bị tiểu rắt phải làm sao? Thông thường, để điều trị tiểu rắt do nguyên nhân viêm đường tiết niệu, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh diệt khuẩn gây nhiễm trùng tiết niệu, nhằm giảm các triệu chứng sưng đau và tiểu khó của bệnh.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý có thể tái phát nếu không được điều trị từ sớm và đúng cách. Theo đó, người bệnh viêm đường tiết niệu đang trong quá trình dùng thuốc điều trị nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc tăng liều mà làm giảm hiệu quả điều trị.

Nếu tiểu rắt xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý khác thì người bệnh cần thực hiện theo phác đồ điều trị tương ứng để tình trạng của bệnh cải thiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp sau có tác dụng hỗ trợ cải thiện cũng như phòng tránh tình trạng tiểu rắt:

  • Hạn chế tối đa những thực phẩm có tác dụng lợi tiểu hoặc kích thích hoạt động bàng quang như đồ uống có cồn, đồ uống có ga, chất ngọt nhân tạo, đồ ăn chứa gia vị cay nóng,…
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ nhằm cải thiện lượng nước tiểu qua niệu đạo.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng tiểu nhiều hoặc táo bón. Trước khi đi ngủ không nên uống nhiều nước vì có thể khiến bạn phải dậy đi tiểu giữa đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và lâu dần tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể.
  • Luyện tập thói quen đi tiểu. Khi bị tiểu rắt, khoảng cách mỗi lần tiểu rất ngắn, hãy cố gắng kéo dài chúng ra. Như thế sẽ tạo thói quen cho bàng quang giữ được nước lâu và hạn chế số lần đi tiểu.

Tiểu rắt có thể phòng ngừa và chữa trị nếu người bệnh duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và chủ động đi khám để điều trị. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì tiểu rắt là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý, đặc biệt là viêm đường tiết niệu. Nếu bạn còn băn khoăn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc nhắn tin tại đây để gặp các bác sĩ chuyên khoa tư vấn.

Tin liên quan

Viêm bàng quang là gì viêm bàng quang cấp ở nữ và nam giới phải làm sao

Viêm bàng quang là gì viêm bàng quang cấp ở nữ giới và...

Tại sao con trai thích con gái còn trinh?

Tại sao con trai thích con gái còn trinh? Trinh tiết thật...

Ký sinh trùng vùng kín và những điều cần biết

Nhiễm ký sinh trùng là vấn đề mà mọi đối tượng...

Thuốc lá điện tử: “Có khói mà không có lửa” Nguy hiểm biết bao

thực tế, từng có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra...

Phụ nữ ra dịch màu trắng đục sau khi quan hệ phải làm sao?

Phụ nữ ra dịch màu trắng đục sau khi quan hệ phải...

Tư vấn Chat Zalo Gọi điện