Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng đối với phụ nữ có bầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thực hiện đầy đủ các đợt thăm khám, siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ là điều mà các mẹ cần chú ý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bé.
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Thai phụ được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Thai phụ có thể mắc bệnh ở bất kỳ thời điểm nào trong thời gian mang thai và bệnh sẽ hết sau khi sinh.
Nếu lượng đường ở mức vừa phải, mẹ không cần quá lo lắng, tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng cho bé phát triển. Khi lượng đường quá mức kiểm soát, thai phụ dễ mắc các biến chứng như sảy thai, sinh non, thai chết lưu, tiền sản giật,….
Thai phụ mang thai con thứ 2 trở lên, từng sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh tiều đường thai kỳ cao hơn. Ngoài ra thai phụ còn dễ bị béo phì, tăng huyết áp, suy hô hấp,… nếu lượng đường quá cao.
Phụ nữ dễ bị mắc tiểu đường thai kỳ:
- Bản thân, bố mẹ hoặc trong gia đình có người có tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh cao huyết áp hoặc béo phì.
- Nữ giới bị thừa cân, lượng mỡ trong cơ thể cao, chỉ số BMI > 30.
- Độ tuổi mang thai từ 35 tuổi trở lên.
- Trong những lần mang thai trước từng được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.
- Có tiền sử sảy thai, sinh non, thai chết lưu nhưng không tìm ra nguyên nhân.
Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ có thể phát hiện khi thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ khi đi siêu âm định kỳ. Phát hiện sớm những triệu chứng bệnh và có phương pháp điều trị để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Những nguy hiểm do tiều đường thai kỳ gây nên?
Ảnh hưởng đến mẹ
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý thai sản:
- Tử cung to nhanh hơn so với tốc độ bình thường, tuần hoàn máu và hệ hô hấp gặp vấn đề.
- Nguy có cao bị tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, sảy thai.
- Dễ bị nhiễm trùng cả khi sinh thường và sinh mổ, vi khuẩn xâm nhập vào vết khâu và gây nhiễm trùng, thậm chí có thể di chuyển gây viêm thận, viêm vùng chậu, nhiễm trùng máu.
- Khó khăn khi chuyển dạ và sinh con, thời gian gian chuyển dạ lâu, sinh khó, dễ bị băng huyết.
- Nhiều sản phụ buộc phải mổ lấy thai hoặc kích thích sinh thường trước ngày sinh dự tính do thai nhi quá lớn.
- Rối loạn đường trong máu và nhiều biến chứng khi phẫu thuật.
- Thai phụ có thể tăng đến 2kg mỗi tháng, thừa cân, khó lấy lại cân nặng và vóc dáng sau khi sinh.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn tác động trực tiếp đến thai nhi:
- Tăng nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh hoặc khuyết tật một số bộ phận như: phổi, tim, mạch máu,… nếu mẹ từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước đó và không được điều trị.
- Thai nhi phát triển quá mức, lớn hơn so với tháng tuổi hoặc chậm phát triển, nhẹ cân. Thai nhi quá lớn mẹ cần sinh mổ, nếu sinh thường sẽ khó sinh và làm trật khớp vai, gãy xương đòn,… của thai nhi.
- Lượng đường trong máu tăng đột ngột dễ làm thai chết lưu ngay cả khi đã phát triển đầy đủ các bộ phận.
Không chỉ khi còn trong bụng mẹ, ngay cả khi được sinh ra, sức khỏe của bé cũng có nhiều vấn đề:
- Suy hô hấp do phổi kém phát triển, tăng đề kháng với Insulin.
- Thiếu canxi, hạ đường huyết, bị vàng da. Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôn mê, phải nuôi trong lồng kính, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, bé dễ bị mắc bệnh hơn so với những trẻ sơ sinh khác.
- Bị béo phì, tiểu đường, cao huyết áp bẩm sinh.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vào thời điểm nào?
Các bác sĩ chuyên khoa sản khuyên rằng: thai phụ nên làm xét nghiệm định lượng Glucose và nghiệm pháp đường huyết để phát hiện tiểu đường thai kỳ, thời gian thích hợp là từ tuần thứ 24 – 28. Một số trường hợp nên làm xét nghiệm sớm hơn khi: cơ thể mệt mỏi quá mức, hay khát nước, vị giác thay đổi, thường cảm thấy ngọt, cân nặng tăng nhanh,… hoặc thai phụ có tiền sử bệnh tiểu đường, từng bị béo phì.
Trước khi làm xét nghiệm vào buổi sáng, thai phụ cần nhịn ăn từ 8h tối hôm trước hoặc sau bữa tối, chỉ uống nước lọc.
Không ăn sáng, chỉ uống nước đường trước khi lấy máu.
Kết quả định lượng đường huyết được đưa ra 2 lần, sau 1 giờ và sau 2 giờ. Chỉ cần 1 trong 2 kết quả cho thấy lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường thì thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ và các bác sĩ sẽ đưa ra hường điều trị thích hợp.
Quy trình làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Đây là xét nghiệm quan trong mà thai phụ nào cũng cần thực hiện để sàng lọc những nguy cơ biến chứng trong thai kỳ và trước khi sinh, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Đây là nghiệm pháp dung nạp đường glucose qua đường uống. Thai phụ nhịn ăn từ 8 – 12 giờ (không nhịn quá 12 giờ) trước khi làm xét nghiệm.
- Lấy máu lần 1: lấy máu khi đói, thai phụ không cần ăn sáng.
- Lấy máu lần 2: lấy máu khoảng 5 phút sau khi thai phụ uống 1 cốc nước đường.
- Lấy máu lần 3: lấy máu sau 2 giờ từ khi uống nước đường.
Đường huyết được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/ML) hoặc millimoles trên liter (mmol/L).
Kết quả lượng đường huyết bình thường như sau: < 5,1 khi lấy máu lần 1, từ 5,2 – 10 khi lấy máu lần 2 và từ 10 – 78,5 sau khi lấy máu lần 3.
Lấy máu để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ không gây ảnh hưởng nguy hiểm gì cho thai phụ và thai nhi. Sau khi uống nước đường lúc đói, mẹ sẽ có cảm giác hơi buồn nôn hoặc chóng mặt do đường ngấm vào dạ dày khi đói. Triệu chứng này là bình thường và có thể gặp ở bất kỳ ai.
Phòng tránh tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?
Tiểu đường thai kỳ chỉ là bệnh có thể gặp khi mang thai và sẽ hết sau khi sinh nên có thể phòng tránh được từ trước khi mang thai bằng một số cách sau:
- Thay đổi thỏi quen sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, hạn chế làm việc quá sức.
- Không để chứng lo âu, căng thẳng kéo dài, duy trì giấc ngủ sâu và ngon.
- Tích cực vận động cơ thể, tập thể dục, yoga để nâng cao hệt miễn dịch.
- Kiểm soát cân năng từ khi có ý định mang thai, giữ mức cân năng hợp lý, không giảm hoặc tăng cân đột ngột.
- Uống đủ nước để thanh lọc cơ thể, loại bỏ lượng đường thừa trong máu.
- Duy trì thói quen ăn uống nhiều vitamin, chất xơ, hạn chế đồ ngọt, chất béo. Điều này có lợi cho sức khỏe ngay cả trước, trong thai kỳ và sau khi sinh con. Các thực phẩm nên sử dụng: ngũ cốc, trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu protein,…
- Tìm hiểu những kiến thức về bệnh tiều đường thai kỳ, các chỉ số thai nhi và các mốc khám thai, xét nghiệm quan trọng mẹ cần làm khi mang thai.
- Theo dõi mức đường huyết và đi khám bác sĩ từ trước khi mang thai để đảm bảo đủ sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm quan trọng khi phụ nữ mang thai. Nó không gây hại và giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm nhất, không để ảnh hưởng xấu đến thai phụ và thai nhi. Mẹ có thể yên tâm khi thực hiện xét nghiệm này. Duy trì những thói quen tốt trong sinh hoạt và ăn uống để có một thai kỳ khỏe mạnh.